NGÔI LÀNG BỀN VỮNG: Giải pháp đổi đời ở ĐBSCL: Có gì khác biệt trong dự án “Ngôi làng bền vững"?

20 Tháng 05 2020
Thiên tai, dịch bệnh đã ghì người dân nghèo miền Tây chạm đáy khó khăn, dù đã nhận được nhiều gói cứu trợ, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời. Để giúp người dân ĐBSCL “thoát nghèo”, cần phải có một giải pháp lâu dài mang tính “bền vững”.

Xoá đói giảm nghèo cần tầm nhìn xa
Xóa đói, giảm nghèo bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những mục tiêu ưu tiên thực hiện và cần sự chung tay của nhiều doanh nghiệp. Đây là vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài, với nhiều khó khăn, thách thức. Song, nhiều mô hình “giảm nghèo” chỉ giải quyết được khó khăn trước mắt mà không mang lại tác động lâu dài, đa số chỉ mang tính một chiều, khiến người dân chưa nhận thức được vai trò của mình trong nỗ lực thoát nghèo. Không chỉ là tình trạng đói ăn, thiếu các điều kiện sống và sinh hoạt cơ bản, khái niệm “nghèo đa chiều” còn bao gồm các yếu tố khác kìm hãm người dân như khó tiếp cận vốn, hoặc không tìm ra giải pháp để thoát khỏi tình trạng hiện hữu.

Để giải quyết vấn đề giảm nghèo, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp lương thực, tạo sinh kế, người dân còn cần cơ hội tiếp cận những dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, nguồn vốn để phát triển sản xuất, giúp họ chủ động vươn lên thoát nghèo. Như vậy, “giảm nghèo” hiệu quả cần phải kết hợp các yếu tố đa chiều từ doanh nghiệp, địa phương và cả sự phối hợp của người dân thì mới có thể phát triển bền vững.

Nơi cư trú tạm bợ, khiến người dân có cuộc sống khó khăn mỗi khi mưa bão kéo về

Thấu hiểu sự quan trọng của tầm nhìn xa và đa chiều trong việc giúp người dân thoát nghèo bền vững, SonKim Land đã đưa ra sáng kiến và khởi xướng dự án “Ngôi làng bền vững” với giải pháp hỗ trợ “toàn diện”. Dự án không chỉ hiện thực hóa ngôi nhà mơ ước của người nghèo, mà còn giúp họ chia sẻ về sinh kế, dạy cách tiết kiệm, làm chủ nguồn tài chính để người dân ĐBSCL tự tin nghĩ về tương lai của mình trong 5 đến 10 năm tới. Những gia đình được chọn là các hộ có hoàn cảnh khó khăn nhưng nung nấu ý chí vượt khó và có vốn đối ứng để tăng thêm tính trách nhiệm trong việc giúp bản thân chủ động và nỗ lực thoát nghèo.

Giải pháp “bền vững" khác biệt từ mô hình hỗ trợ trên cơ sở 2 chiều
Tương lai 5 đến 10 năm tới hẳn sẽ không có nhiều đổi thay tươi sáng nếu gia đình anh Đào Vũ Qui tiếp tục sống theo lối cũ. Hộ của anh Qui là điển hình nghèo của xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - nơi có 2.613 hộ dân, nhưng có đến 100 hộ nghèo (tỷ lệ 4,6%).
Trải lòng về cái khổ, anh Qui cho biết mỗi tháng gia đình chỉ sống nhờ 500.000 đồng. Anh là lao động chính trong nhà - làm thợ sửa xe máy, vợ buôn bán nhỏ. Họ cùng 2 con trú ngụ trong một túp lều lụp xụp ven đường. Người con lớn của anh mắc hội chứng down, đứa con nhỏ đang học lớp 2.

Anh Qui làm nghề sửa xe, là lao động chính trong nhà. Ảnh: A.V

Sự khó khăn của anh được khắc họa đầy đủ chỉ trong 1 câu nói: “Nhà vệ sinh hiện phải dùng chung với nhà vợ, chứ nhà này thì không có”. Dù số tiền mỗi tháng kiếm được chẳng thể mang lại cuộc sống sung túc nhưng vợ chồng anh Qui vẫn cố gắng phấn đấu cho con đến trường, đây là một nỗ lực vươn lên đáng ghi nhận.
Dù nghèo nhưng vợ chồng anh luôn nỗ lực hết mình hướng về tương lai ấm no. Ảnh: A.V
Là một trong những hộ được chọn của dự án “Ngôi làng bền vững”, anh Qui được hỗ trợ một phần chi phí không hoàn lại và vay vốn để xây nhà với mức lãi suất ưu đãi. Đây chính là mô hình hỗ trợ trên cơ sở 2 chiều mà dự án áp dụng giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc tiếp tục bảo vệ tài sản được hỗ trợ cũng như chủ động vươn lên trong khó khăn.
Cụ thể mỗi hộ được chọn sẽ được hỗ trợ xây dựng 1 căn nhà với chi phí 90 triệu đồng. Trong đó, dự án sẽ hỗ trợ không hoàn lại 30 triệu, hộ gia đình đóng góp 30 triệu và số tiền còn lại được vay với lãi suất ưu đãi. Số tiền sau khi hoàn trả này sẽ được tiếp tục cho những hộ khó khăn khác vay sửa nhà. Đó cũng là cách để dự án có dòng tiền luân phiên giúp những hộ nghèo khác cùng có một ngôi nhà vững chãi.
Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ 5 gia đình sửa nhà, 13 hộ được trang bị nhà vệ sinh mới hoặc bồn nước sạch nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, an toàn vệ sinh cho người dân. Với mô hình hỗ trợ trên cơ sở 2 chiều, mỗi hộ sẽ được vay tối đa 15 triệu đồng để sửa nhà và 7 triệu đồng đối với hộ được chọn hỗ trợ nhà vệ sinh. Dự án hỗ trợ không hoàn lại cho hai nhóm đối tượng này lần lượt là 10 triệu đồng và 3 triệu đồng.
Dự án “Ngôi làng bền vững” giai đoạn 1 đã điđược hơn một nửa chặng đường. Không thực hiện dàn trải trên nhiều địa phương, dự án chỉ tập trung vào một nơi để giúp người dân Hưng Thạnh có sự thay đổi bền vững. Nhà phát triển dự án vì cộng đồng SonKim Land mong muốn vớigiải pháp “toàn diện” và “bền vững” này, dự án sẽ triển khai thành công và nhân rộng khắp cả nước. Từ đó góp phần thay đổi từng bước nhận thức của người dân giúp chủ động thoát nghèo “bền vững”.

OTHERS

19 Tháng 11 2019

Terry Fox Run 2019